Bánh trôi nước là một món ăn truyền thống của người Việt Nam, thường được làm trong dịp Tết Hàn Thực. Đây là một loại bánh ngọt, nhân đậu xanh hoặc nhân mè, được bọc trong lớp bột gạo nếp dẻo thơm. Để có thể làm ra những chiếc bánh trôi thơm ngon, bạn cần nắm vững cách làm bánh trôi từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến kỹ thuật nấu bánh. Trong bài viết này, SKY Home sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước để có thể tự tay làm bánh trôi tại nhà, đảm bảo thành phẩm đẹp mắt và hương vị tuyệt
1. Ý Nghĩa và Nguồn Gốc Bánh Trôi Nước
Bánh trôi nước là món bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam, được làm từ bột gạo. Bánh có lớp vỏ mỏng trắng ngần bao bọc bên ngoài, bên trong là phần nhân có thể là mặn hoặc ngọt. Ở miền Bắc, bánh trôi thường có kích thước nhỏ, nhân là đường phèn và thường không ăn kèm với nước. Trong khi đó, ở miền Nam, bánh trôi có kích thước lớn hơn, nhân đậu và được ăn kèm với nước đường sên gừng, tạo nên sự khác biệt về hương vị giữa các vùng miền.
2. Bánh Trôi Nước Bao Nhiêu Calo?
Bánh trôi nước, hay còn gọi là chè trôi nước, là món tráng miệng phổ biến ở Việt Nam, nổi bật với vẻ ngoài dễ thương và hương vị thơm ngon. Trước khi hướng dẫn cách làm bánh trôi nước truyền thống tại nhà, chúng ta cùng tìm hiểu về lượng calo trong bánh trôi nước để bạn có thể lên kế hoạch ăn uống hợp lý, không lo tăng cân.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g bánh trôi chứa khoảng 512 calo. Đây là một món tráng miệng giàu calo, do đó bạn cần cân nhắc khi tiêu thụ. Với người bình thường, mỗi ngày cần tiêu thụ khoảng 2000 calo, mỗi bữa ăn cần khoảng 660 calo. Nếu bạn ăn một bữa ăn bình thường và sau đó tráng miệng bằng một chén chè trôi nước, lượng calo này có thể góp phần làm bạn dễ tăng cân.
3. Cách Làm Bánh Trôi Nước Truyền Thống
Bánh trôi nước truyền thống có màu trắng ngần, thơm ngát mùi mè rang. Vỏ bánh mềm dẻo, kết hợp hoàn hảo với vị ngọt thanh của đường phèn và hương thơm dịu nhẹ của gừng. Thưởng thức một miếng bánh trôi nước cùng ngụm trà nóng thì thật tuyệt vời.
3.1. Nguyên Liệu Chuẩn Bị
- Bột nếp: 250gr
- Bột gạo: 50gr
- Nước ấm: 100ml
- Đường phèn: 50gr
- Mè trắng: 20gr
- Muối: ½ thìa cà phê
3.2. Các Bước Thực Hiện
Bước 1: Chuẩn Bị Đường và Mè
- Cắt đường phèn thành từng viên nhỏ.
- Rang mè trắng cho thơm.
Bước 2: Nhào Bột
- Trộn đều bột nếp, bột gạo và muối trong một cái thau sạch.
- Từ từ cho nước ấm vào, trộn đều và nhào bằng tay đến khi bột mịn dẻo.
- Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín khối bột và để bột nghỉ trong khoảng 30 phút.
Bước 3: Tạo Hình Bánh
- Chia bột thành các phần đều nhau sau khi bột đã nghỉ đủ.
- Vo tròn từng phần bột, đè bẹp, đặt viên đường phèn vào giữa và gói kín lại, vo tròn.
- Lặp lại đến khi hết nguyên liệu.
Bước 4: Luộc Bánh
- Đun sôi một nồi nước.
- Cho bánh vào luộc, dùng vá khuấy nhẹ để tránh bánh dính nhau.
- Khi bánh nổi lên mặt nước, vớt ra và ngâm vào bát nước lạnh khoảng 5 phút để bánh nguội.
- Vớt bánh ra đĩa, rắc mè rang lên trên và thưởng thức.
4. Cách Làm Bánh Trôi Ngũ Sắc
4.1. Giới Thiệu
Bánh trôi ngũ sắc không chỉ hấp dẫn bởi hương vị mà còn cuốn hút bởi sự đa dạng về màu sắc. Với năm màu trắng, xanh dương, xanh lá, hồng và vàng, bánh trôi ngũ sắc được làm từ những nguyên liệu tự nhiên như lá dứa, hoa đậu biếc, củ dền, và chanh dây. Món bánh này mang lại hương vị phong phú và mới lạ cho người thưởng thức.
4.2. Chuẩn Bị Nguyên Liệu
- 500g bột nếp
- Bột ngô
- 100g đường
- Muối
- 30g đậu xanh không vỏ
- 80g sữa đặc
- 30g lá dứa
- 5g hoa đậu biếc khô
- 15g củ dền
- 1 quả chanh leo
- 100g vừng rang chín
- 30g dừa nạo
- 1 nhánh gừng
4.3. Cách Làm Món Bánh Trôi Ngũ Sắc
Bước 1: Chuẩn Bị Nhân Đậu Xanh
- Đậu xanh không vỏ ngâm nước vài tiếng cho nở mềm, sau đó nấu chín và tán nhuyễn.
- Trộn đậu xanh với 2/3 dừa nạo, 100g đường và 30g sữa đặc. Sên hỗn hợp trên lửa nhỏ cho đến khi khô ráo.
Bước 2: Làm Nước Màu Tự Nhiên
- Lá Dứa: Xay nhuyễn lá dứa với 100ml nước, lọc lấy 85ml nước cốt xanh.
- Chanh Leo: Lấy ruột chanh leo, thêm 70ml nước, lọc lấy 85ml nước cốt vàng.
- Hoa Đậu Biếc: Ngâm hoa đậu biếc khô với 85ml nước nóng, lọc lấy nước màu xanh lam.
- Củ Dền: Xay nhuyễn củ dền với 100ml nước, lọc lấy 85ml nước màu đỏ.
Bước 3: Nhào Bột và Tạo Màu
- Chia bột nếp thành 5 phần, mỗi phần 100g.
- Thêm ¼ muỗng cà phê muối vào mỗi phần, sau đó lần lượt thêm 85ml từng loại nước màu, nhào bột đến khi mịn và dẻo.
- Bọc bột bằng màng bọc thực phẩm, để ủ trong 30 phút.
Bước 4: Tạo Hình Bánh
- Chia khối bột thành từng phần nhỏ khoảng 10g, vê tròn và ấn dẹt.
- Đặt viên đậu xanh vào giữa, miết kín và vo tròn lại.
- Đặt viên bánh lên khay đã phủ ít bột để tránh dính.
Bước 5: Luộc Bánh
- Đun sôi 2 lít nước, sau đó hạ lửa vừa và cho bánh vào luộc.
- Khi bánh nổi lên mặt nước, tiếp tục luộc thêm 1-2 phút rồi vớt ra.
- Ngâm bánh vào tô nước lạnh để tránh dính nhau.
Bước 6: Hoàn Thành
- Vớt bánh ra đĩa, rắc vừng rang và dừa nạo lên trên.
- Món bánh trôi ngũ sắc thơm ngon, bắt mắt đã sẵn sàng để thưởng thức.
5. Chè Trôi Nước Cốt Dừa
5.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu xanh xát vỏ: 50g
- Bột nếp: 30g
- Bột năng (hoặc bột sắn dây): 2 thìa canh
- Nước dừa: 300ml
- Nước cốt dừa: 30ml
- Đường: 80g – 100g tùy khẩu vị
- Muối: 1 nhúm nhỏ
- Dừa bào sợi: 1 bát con
5.2. Chế biến món ăn
Bước 1: Làm nhân bánh
- Rửa sạch đậu xanh, ngâm trong nước ấm từ 1 đến 2 giờ cho đậu mềm và nở để khi nấu sẽ nhanh chín hơn.
- Vo lại đậu lần nữa cho sạch, vớt ra rổ và để ráo nước.
- Hấp đậu xanh bằng nồi cơm điện hoặc đun trên lửa vừa.
- Khi đậu xanh sôi, đảo đều và nấu thêm 15 – 20 phút cho chín, sau đó đổ ra bát.
- Chia đậu thành 2 phần: 30g để làm nhân bánh, phần còn lại để nấu cùng nước dừa.
- Cho phần đậu xanh làm nhân vào máy xay sinh tố, thêm khoảng 100ml nước, 2 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối rồi xay nhuyễn.
- Đổ hỗn hợp vừa xay ra bát, để nguội nếu còn nóng. Dùng tay sạch vo tròn đậu xanh thành từng viên nhỏ để làm nhân bánh.
Bước 2: Làm vỏ bánh
- Cho bột nếp vào bát sạch cùng một chút muối. Đổ từ từ nước ấm vào bát, vừa đổ vừa dùng tay nhào để bột dẻo và tránh vón cục.
- Dùng màng bọc thực phẩm đậy kín bát bột, ủ khoảng 5 phút ở nhiệt độ phòng giúp bột nở đều.
- Lấy bột ra, nhồi đều tay và liên tục đến khi bột thành khối dẻo mịn, không dính là đạt.
- Chia bột đã nhồi mịn thành từng viên nhỏ, vo tròn bằng cỡ quả bóng bàn.
Bước 3: Nặn và luộc bánh
- Cán dẹt các viên bột vừa vo tròn, đặt nhân đậu xanh vào giữa rồi gói kín để phần nhân nằm gọn trong phần bột. Dùng tay miết phần bột cho bao bọc trọn phần nhân, không để hở bánh để tránh nhân bục ra ngoài khi nấu chè.
- Đun sôi khoảng 1 lít nước ở lửa vừa, thả bánh trôi vào và nấu tầm 10 – 15 phút. Thi thoảng khuấy nhẹ để bánh không bị dính và cháy ở đáy nồi. Khi bánh nổi lên, vỏ bánh căng và hơi trong là bánh đã chín.
- Dùng muôi lỗ vớt bánh ra, thả vào bát nước lạnh giúp bánh không bị dính vào nhau.
Bước 4: Nấu nước đậu xanh cốt dừa
- Bỏ phần đậu xanh còn lại vào nồi, trộn đều với 70g đường.
- Hòa tan 2 thìa canh bột năng với nước lạnh rồi đổ vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa khuấy đều để bột tan đều và không vón cục.
- Thêm khoảng 20ml nước dừa vào, bật bếp và nấu khoảng 3 – 5 phút đến khi sôi.
- Thêm dừa bào sợi vào, khuấy đều cho hòa quyện rồi tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thiện món ăn
- Chia bánh trôi đã luộc chín vào từng bát (mỗi bát từ 3 – 5 viên).
- Chan nước đậu xanh cốt dừa cho ngập mặt bánh, rưới thêm chút nước cốt dừa để hoàn thành món ăn.
6. Bánh Trôi Nước Nhân Đường Phèn
6.1. Nguyên Liệu Làm Bánh Trôi Nước Nhân Đường Phèn
- Bột nếp: 220 gr
- Bột gạo: 50 gr
- Đường phên: 50 gr (hoặc đường thốt nốt)
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
- Mè rang: 20 gr
6.2. Cách Chế Biến Bánh Trôi Nước Nhân Đường Phèn
Bước 1: Trộn Bột Bánh
- Cho vào thau 220 gr bột nếp, 50 gr bột gạo tẻ và 1/2 muỗng cà phê muối, trộn đều.
- Tiếp theo, từ từ cho 100 ml nước ấm vào bột và trộn đều cho đến khi bột đạt độ ẩm vừa đủ.
- Nhồi bột bằng tay cho đến khi bột thành một khối mịn dẻo. Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô bột lại và để bột nghỉ khoảng 30 phút.
Bước 2: Bọc Nhân Đường Phên
- Chia bột bánh thành các phần vừa ăn bằng nhau.
- Đặt một viên đường vào giữa mỗi phần bột, gói kín phần nhân lại và vo tròn bánh đều.
bước 3: Luộc Bánh
- Đổ nước vào nồi và đun sôi.
- Khi nước sôi, thả bánh vào luộc và dùng vá quấy nhẹ để bánh không bị dính vào nhau.
- Khi thấy bánh chín và nổi lên mặt nước, vớt bánh ra và thả vào tô nước lạnh khoảng 5 phút để bánh nguội.
Bước 4: Trang Trí Bánh
- Khi bánh nguội, vớt bánh ra đĩa và rắc mè rang lên trên. Vậy là bạn đã hoàn thành món bánh trôi nhân đường phèn.
7. Cách Bảo Quản Bánh
- Bánh trôi nước nên được dùng trong ngày để đảm bảo độ tươi ngon.
- Nếu không dùng hết, bạn có thể đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Bánh có thể để được 2 – 3 ngày.
- Khi muốn dùng lại, bạn chỉ cần mang bánh ra hâm nóng.
Lời kết
Việc tự tay làm bánh trôi không chỉ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị mà còn mang lại cảm giác hạnh phúc khi thưởng thức thành quả do chính mình làm ra. Với cách làm bánh trôi mà chúng tôi đã chia sẻ, hy vọng bạn sẽ thành công trong việc tạo ra những chiếc bánh thơm ngon, hấp dẫn cho gia đình và bạn bè. SKY Home chúc bạn có một buổi nấu ăn vui vẻ!