Tỉnh nhiều người nhiễm asen nhất chính là Hà Nội mở rộng hiện nay. Nhiều nơi mức nhiễm vượt quá 100 lần. Ô nhiễm hầu hết là các giếng nhỏ của gia đình và riêng đồng bằng bắc bộ có khoảng 5 triệu chiếc giếng như vậy. PGS.TS Lê Văn Cát, Trưởng phòng Hóa – Môi trường, Viện Hóa học Việt Nam đã nhận định như vậy.
Xơ gan cổ trướng vì… asen
Chị Nguyễn Thị Bình (Đông Anh, Hà Nội) kể lại về trường hợp của mình: Cách đây khoảng 3 năm chị ốm suýt chết. Bác sỹ kết luận là bị xơ gan cổ trướng. Nhập viện được vài ngày thì bệnh viện chuyển về bảo không chữa được nữa. “Cũng trong khoảng thời gian đó, tôi thấy da dẻ mình đang từ trắng trẻo chuyển sang đen dần. Vào lại viện điều trị thì người ta nói không biết lý do tại sao”, chị Bình nói.
Chị Bình bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân. Sau khi loại bỏ hết các khả năng, vợ chồng chị nghi ngờ về nguồn nước giếng khoan mà gia đình vẫn đang dùng sinh hoạt. Mẫu nước mà gia đình chị đang dùng được mang đi kiểm tra đã phát hiện nồng độ asen trong nước gấp hơn 30 lần.
“Lúc đó, tôi cũng mới để ý thấy không chỉ riêng tôi mà các con tôi cũng bị ngứa ngáy, da dẻ trai sần. Tôi đã mua một bộ bình lọc nước về dùng thì thấy sức khỏe tốt hơn. Tôi không dám khẳng định việc mình bị bệnh là do nhiễm asen không nhưng tôi thấy có sự liên quan tới nhau. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian sử dụng bình lọc, tôi thấy tình trạng nước đóng cặn xuất hiện lại. Tôi không hiểu thế nào nhưng cảm thấy lo sợ tới bệnh tình của mình”, chị cho biết.
Về trường hợp này, GS Đặng Đức Phú, Giảng viên cao cấp của Viện Vệ sinh dịch tễ nhận định: “Trong những triệu chứng chị Nguyễn Thị Bình nói ở trên có một số triệu chứng chính là của nhiễm asen. Mệt mỏi và thay đổi sắc tố về da là điều dễ nhìn thấy nhất khi một người bị bệnh về nhiễm asen. Việc chị Bình bị xơ gan cổ trướng có thể là hậu quả của việc nhiễm asen”.
Theo Unicef và Tổ chức Y tế thế giới thì ở Việt Nam hiện nay cứ 5 người có một người có nguy cơ nhiễm asen trong nước. Rất nhiều nơi nhiễm asen ở mức độ nhiễm cao đã được phát hiện và nơi nhiễm nặng nhất là tỉnh Hà Nam. Trong khoảng gần 1 triệu dân Hà Nam thì khoảng 300 ngàn người bị phơi nhiễm asen.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Lê Văn Cát, Trưởng phòng Hóa – Môi trường, Viện Hóa học Việt Nam, tỉnh nhiều người nhiễm asen nhất chính là Hà Nội mở rộng hiện nay. Nhiều nơi mức nhiễm vượt quá hàng chục lần cho phép. Ô nhiễm hầu hết là các giếng nhỏ của gia đình và riêng đồng bằng bắc bộ có khoảng 5 triệu chiếc giếng như vậy.
Đánh giá của UNICEF còn cho thấy, khu vực phía nam Hà Nội (cũ) ô nhiễm asen nặng nhất, thậm chí đứng đầu danh sách các địa chỉ ô nhiễm asen trên toàn quốc, đặc biệt tại một số khu vực thuộc phường Quỳnh Lôi (quận Hai Bà Trưng), khu vực Thanh Trì .
Và khu vực Hà Nội mở rộng hiện nay bao gồm cả Hà Nội cũ và Hà Tây cũ đều nằm trong danh sách có nguồn nước bị nhiễm asen cao như xã Đông Lỗ (Ứng Hòa), Liên Phương, Khánh Hà (Thường Tín), Thọ Xuân (Đan Phượng), Phương Trung (Thanh Oai)…
Có thể xử lý tận gốc nhưng “cơ chế chưa cho”
Cũng theo TS Cát, đã có những người dân nhận ra sự nguy hiểm từ asen và họ đã áp dụng phương pháp tự phát như lọc qua cát vàng. Tuy nhiên, không mấy người biết rằng cách này chỉ lọc được vài hôm là hết tác dụng. Ngay sau đó thì lượng asen tích lũy trong cát vàng lại phát tán ra và còn gây ra những nguy cơ cao hơn khi cùng lúc người sử dụng bị nhiễm với nồng độ cao. Rõ ràng, việc để người dân tự khắc phục là lợi bất cập hại.
Bên cạnh đó, tình trạng khai thác nước ngầm ở Việt Nam và Hà Nội đang vượt mức cho phép. Việc làm này hết sức nguy hiểm vì nước ngầm giảm thì nồng độ asen tăng. Do việc nhiễm độc asen không ảnh hưởng ngay lập tức mà nó tác động dần dần nên nhiều người dân chủ quan. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy nhất hiện nay chính là ô nhiễm asen đã dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều hơn các bệnh về ung thư xuất hiện.
GS Trần Hồng Côn, Giảng viên khoa Hóa trường ĐH Tự nhiên – ĐH QGHN là một trong những người tiên phong trong việc xử lý asen. Ông cho biết: “Việt Nam có một loại đá ong có khả năng hấp thụ asen tốt và ông đang hợp tác cùng với một công ty của Thuỵ Sĩ để sản xuất loại bình lọc nước loại asen”.
Tuy nhiên, việc đầu tư một chiếc bình lọc asen đối với nhiều gia đình hiện nay là một khoản tiền không nhỏ (khoảng 1,6 triệu đồng/cái và hàng năm phải bỏ ra khoảng 300 nghìn để thay bộ phận lọc nước). Vì thế, chính ông Côn cũng cho rằng, cách tốt nhất là loại bỏ asen trong nước trước khi cung cấp cho người dân thông qua việc đưa công nghệ vào trong nhà máy.
Vậy chẳng lẽ những người không có tiền sẽ không thể tự bảo vệ mình khỏi nguồn nước nhiễm asen cũng như các chất độc hại khác có trong nước? GS Đặng Đức Phú cho biết: “Vào khoảng 2001, Nhà nước đã đồng ý chi 27 ngàn tỷ đồng cho dự án dài hạn về cung cấp nước sách nông thôn. Đây là dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ để làm các trạm cấp nước tập trung nhằm góp phần khắc phục tình trạng nhiễm bẩn trong nước, trong đó có asen.
Thế nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Như vậy thì rõ ràng, vấn đề không nằm ở kinh phí mà là ở chính những người có nhiệm vụ thực thi trách nhiệm này. Nó cũng đồng nghĩa với việc những người nghèo hoặc không biết gì về nguồn nước bị ô nhiễm tại nơi mình đang sống sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng tới sức khoẻ và ngày càng trầm trọng.
LOCNUOCVIP – HỆ THỐNG LỌC NƯỚC CAO CẤP CHÍNH HÃNG
————————————————————————————————–
CÔNG TY CP KEANGNAM VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 122/58 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 09777 02345 (Phone, Zalo)
Website: www.locnuocvip.com – Email: locnuocvip.com@gmail.com
Post Views: 30