Điện giải có ảnh hưởng gì tới rối loạn nhịp tim?

Điện giải có ảnh hưởng gì tới rối loạn nhịp tim?
Nguyên nhân loạn nhịp tim là do sự chậm trễ hoặc tắc nghẽn trong tín hiệu điện tim, nhưng nó cũng có thể xảy ra khi các tế bào thần kinh bị tổn thương.
Căng thẳng, lo lắng hoặc tiêu thụ caffeine quá mức có thể dẫn đến sự rung bất thường ở ngực hoặc tim đập quá nhanh – đó là những rối loạn nhịp tim vô hại.
Loạn nhịp tim xảy ra khi các xung điện của tim không hoạt động bình thường. Nguyên nhân là do sự chậm trễ hoặc tắc nghẽn trong tín hiệu điện tim, nhưng nó cũng có thể xảy ra khi các tế bào thần kinh bị tổn thương. Mặc dù rối loạn chức năng có thể do nguyên nhân đơn giản và dễ dàng điều chỉnh, nhưng loạn nhịp cũng có thể do các vấn đề lớn hơn và nguy hiểm hơn, như tăng hoặc hạ điện giải quá mức.

Điện giải và chức năng tim

Natri, kali, magiê và canxi có liên quan đến sự co và giãn cơ. Sự dẫn truyền xung thần kinh bắt đầu khi ion calci kích hoạt các kênh canxi để mở ra. Khi kênh mở ra, kali di chuyển ra khỏi tế bào và natri tràn vào tế bào – và điều này làm cho trái tim có thể co lại. Gần như ngay lập tức, các ion magiê kích hoạt kali để chạy nhanh vào các tế bào, đẩy natri ra khỏi tế bào – làm cho trái tim thư giãn.

Mất cân bằng điện giải

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, sự mất cân bằng kali là rối loạn nhịp tim liên quan đến điện giải thường gặp nhất. Kali đóng một vai trò quan trọng trong sự dẫn truyền thần kinh. Mức kali thấp có thể gây loạn nhịp tương đối ổn định, trong khi mức kali cao có thể nhanh chóng dẫn đến các rối loạn nhịp tim gây chết người. Sự mất cân bằng natri, magiê và canxi cũng đặt trái tim vào nguy cơ rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ghi chú rằng loạn nhịp gây ra bởi chất điện giải chỉ xảy ra khi nồng độ chất điện giải rất thấp hoặc rất cao – mức độ không tương hợp với chức năng sống, dẫn đến tử vong.

Biến chứng rối loạn nhịp tim

Mặc dù một số rối loạn nhịp tim rất nguy hiểm, nhưng loạn nhịp do điện giải có nguy cơ cao hơn. Cho dù tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, thì tình trạng này đều khiến máu tích tụ trong các buồng tim quá nhiều. Khi máu chứa đầy trong tim, có thể dẫn tới việc hình thành cục máu đông. Các cục máu đông có thể bị vỡ và di chuyển đến phổi gây thuyên tắc phổi, hoặc di chuyển đến não và có thể dẫn đến đột quỵ. Hơn nữa, loạn nhịp kéo dài gây ra áp lực quá mức lên cơ tim. Theo thời gian, cơ tim sẽ trở nên yếu và không còn chức năng nữa.

Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Khi mất cân bằng điện giải gây loạn nhịp tim, việc điều trị sẽ tập trung vào việc điều chỉnh sự mất cân bằng, ngăn ngừa cục máu đông và điều trị các triệu chứng. Mất cân bằng điện giải thường được điều chỉnh bằng việc sử dụng phối hợp thuốc và thực phẩm chức năng. Trong một số trường hợp, lọc máu được sử dụng để nhanh chóng loại bỏ các chất điện giải thừa khỏi dòng máu.

Lời khuyên của bác sỹ

Loạn nhịp tim nhẹ gây ra bởi căng thẳng hoặc mệt mỏi thường có thể được điều chỉnh bằng việc nghỉ ngơi – ví dụ như một giấc ngủ dài hoặc vài phút thiền yên tĩnh. Nếu caffeine là thủ phạm, hãy uống thêm nhiều nước lọc để loại bỏ caffein ra khỏi cơ thể và tránh sử dụng caffein trong vài ngày. Tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng cũng có thể giúp ngăn ngừa loạn nhịp tim.
Ăn một chế độ ăn uống giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các sản phẩm từ sữa ít chất béo – thực phẩm này cung cấp cho bạn rất nhiều kali, natri, canxi và magiê để giữ trái tim của bạn hoạt động bình thường. Uống đủ nước cũng rất cần thiết để bảo vệ trái tim bạn. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và tăng lượng uống vào sau các hoạt động thể dục hoặc các hoạt động khiến bạn đổ mồ hôi.

 


LOCNUOCVIP  –  HỆ THỐNG LỌC NƯỚC CAO CẤP CHÍNH HÃNG
————————————————————————————————–
CÔNG TY CP KEANGNAM VIỆT NAM
Địa chỉ:       Số 122/58 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline:       09777 02345 (Phone, Zalo)
Website:     www.locnuocvip.com    –    Email: locnuocvip.com@gmail.com
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *